Lợi ích của âm nhạc: Kích hoạt trí nhớ và mã hóa não bộ

Share on:
Share on facebook
Đã bao giờ bạn chợt nhớ đến ai đó hoặc một sự việc nào đó trong quá khứ ngay khi nghe thấy một bài hát? Đừng lo, bởi một nghiên cứu mới đây vừa cho thấy đó là một lợi ích bất ngờ của âm nhạc.

Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí “Experimental Psychology” (Tâm lý học Thực nghiệm) số tháng Sáu vừa làm sáng tỏ một ích lợi đáng chú ý từ những bài hát bắt tai, dễ nhớ. Ông Janata – một nghệ sĩ nghiệp dư đã tham gia quá trình nghiên cứu cho biết các ca khúc khiến người nghe “ám ảnh”, không thể gạt khỏi tâm trí có khả năng giúp não bộ mã hoá và phân tích những sự việc, cảm giác mà người nghe đang trải qua mà không nhất thiết phải có nội dung liên quan đến sự việc, cảm giác đó. Những giai điệu này trở thành một cơ chế giúp kích hoạt khả năng nhớ lại rõ ràng hơn trong những thời điểm sau đó.

 

Khả năng kích hoạt trí nhớ của âm nhạc

Các chuyên gia trong lĩnh vực quảng bá âm nhạc đã tận dụng khả năng này của âm nhạc để gợi lên những cảm xúc, cảm giác cụ thể cho khán giả. Rishi Bahl – nhạc sĩ kiêm giáo sư Marketing tại Đại học La Roche cho biết việc này có liên quan đến sự “trỗi dậy” trong những năm gần đây của những bản nhạc mang giai điệu hoài cổ, gợi nhớ những thời kì âm nhạc lẫy lừng trong quá khứ. Mặt khác, một số khán giả tinh ý cũng sẽ nhận ra đa số những bản hit đạt thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng có xu hướng được tạo ra với một vài yếu tố gần giống nhau.

 

lợi ích của âm nhạc
Việc một bài hát bỗng dưng gợi nhớ cho người nghe một ký ức là minh chứng cho cho khả năng kích hoạt trí nhớ của âm nhạc.

Còn với các nhà trị liệu bằng âm nhạc, họ sử dụng khả năng gợi lại kí ức của âm nhạc để kích hoạt một loạt trạng thái cảm xúc cho bệnh nhân. Theo Brittany Meyer – một nhà trị liệu âm nhạc thần kinh tại bệnh viện nhi UPMC ở Pittsburgh, khả năng kích hoạt đồng thời nhiều phần trong não bộ của âm nhạc là một công cụ hữu ích để xây dựng lại, củng cố não bộ, thậm chí là mã hóa và truy xuất ký ức.

 

Để giải thích cho hiện tượng này, Brittany Meyer cho biết âm nhạc có thể kích hoạt phản ứng ở cả hồi hải mã – cơ quan đóng vai trò học tập, ghi nhớ, lẫn hạch hạnh nhân – nơi có liên quan đến trải nghiệm cảm xúc. Vì vậy, việc nghe cùng một bản nhạc vào một ngày sau đó có thể kích hoạt lại đúng những cảm xúc giống như lần cuối họ nghe bản nhạc đó. Trong một lần điều trị cho một đứa trẻ mắc chứng tự kỉ không muốn đánh răng, cô đã tạo ra một bài hát đánh răng theo giai điệu từ một bài nhạc mà cậu bé thích. Kết quả là mẹ của cậu bé đã hát bài hát ấy hàng đêm và thành công trong việc giúp con mình làm quen với việc đánh răng.

 

Khả năng mã hoá âm thanh của não bộ

Nhiều người ở độ tuổi trưởng thành vẫn có thể nhớ lại một vài câu nói, sự kiện từ thời thơ ấu của họ khi nghe thấy một bản nhạc cũ, hoặc những sản phẩm ngày xưa khi bắt gặp một đoạn nhạc quảng cáo đầy hoài niệm. Theo đó, một phương pháp giáo dục trẻ em vẫn được ứng dụng rộng rãi từ xưa đến nay chính là đưa những bài học, kiến thức mà họ muốn dạy cho trẻ vào các bài hát ngắn, có giai điệu dễ nhớ.

 

âm nhạc gợi trí nhớ
Phương pháp dạy học cho trẻ em bằng âm nhạc vốn là một ứng dụng từ khả năng khả năng mã hoá âm thanh thành kiến thức của não bộ.

Nhưng khả năng của âm nhạc sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Nghiên cứu gần đây của ông Janata đã phát hiện ra rằng âm nhạc có thể hoạt động như một phương pháp hỗ trợ trí nhớ. Trong tương lai, không ngoại trừ khả năng việc học thuộc tên, khuôn mặt, hoặc một địa điểm mới có thể sẽ được ghép nối với những giai điệu riêng lẻ. Bằng việc cố gắng quan sát cách bộ não phản ứng với các kích thích âm nhạc, Janata đã đặt ra câu hỏi liệu những bản nhạc có thể được ghép nối chủ động với thông tin cần phải nhớ, từ đó đưa âm thanh, bài hát trở thành một “liều thuốc” hỗ trợ trí nhớ. Ông cũng mong rằng các thử nghiệm hiện tại của mình sẽ cho thấy sự khả thi và được áp dụng trong tương lai.

Theo: Billboard Vietnam
Bình luận

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan
Lost your password?
Login with